Friday, December 7, 2012

Kéo dài tuổi thọ, giảm nguy cơ bệnh tật bằng 10 thói quen đơn giản

 
1- Cười to sảng khoái - tuần hoàn máu tăng 21%: Một nghiên cứu mới đây nhất của trường ĐH Texas (Mỹ) chỉ rõ, tuần hoàn máu của những người bật cười hết cỡ khi xem phim tăng 21%, đồng thời hiệu quả có thể duy trì lâu đến 24 giờ. Nhưng nếu xem phim buồn hoặc bi thương, tốc độ tuần hoàn máu giảm 18%. Vì vậy, hãy luôn cố gắng phát hiện những “góc cười” trong cuộc sống.
 
2- Đánh răng – giảm 80% nguy cơ ung thư đầu cổ: Một nghiên cứu của TT Nghiên cứu Ung thư ở NewYork (Mỹ) chỉ rõ, đau răng trong thời gian dài sẽ làm tăng tới 80% nguy cơ ung thư phần đầu và cổ. Cách phòng ngừa rất đơn giản, chỉ cần đánh răng định kỳ 3 lần/ngày đồng thời dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng là được.
 
3- Uống trà - giảm 20% đột quỵ : Nghiên cứu của trường ĐH California chỉ rõ, những người mỗi ngày uống trên 3 tách trà, nguy cơ bị đột quỵ ít hơn 20% so với những người uống ít trà hơn hoặc không uống. Bất kể là trà xanh hay trà hồng, chất axít amin và poliphenol trong trà đều có thể bảo vệ rất tốt cho huyết quản và động mạch.
 
4- Viết thư cảm ơn – hệ miễn dịch mạnh thêm 20%: Nếu muốn thể hiện sự cảm ơn chân thành đến một người nào đó thì nên lập tức viết ngay một bức thư cảm ơn. Điều này tốt hơn rất nhiều so với cảm ơn miệng. Nghiên cứu của trường ĐH Kent của Mỹ phát hiện, cảm ơn bằng “văn bản” làm cho cả hai bên thấy vui vẻ hơn, hệ miễn dịch mạnh lên trong khi huyết áp giảm, giữ cho cơ thể được gọn gàng, săn chắc.
 
5- Ghi chép - tăng 29% trí nhớ: Những người dùng bút viết những điều mình nghe sẽ ghi nhớ tốt hơn tới 29% so với những người chỉ dùng máy ghi âm. Tâm lý học ứng dụng giải thích rằng đó là vì ghi âm sẽ khiến người ngồi họp ít tập trung hơn những người lấy bút giấy ra ghi chép.
 
6- Cầm tay người yêu thương - giảm một nửa áp lực: Một nghiên cứu của hiệp hội Thần kinh học Mỹ cho thấy một cái ôm ấp vỗ về, một cái nắm tay của người mình yêu đều là những cách giúp giảm bớt áp lực hiệu quả. Đặc biệt là lúc bạn căng thẳng, hãy nắm chặt tay người bạn yêu thương, như thế có thể giảm bớt huyết áp, nhịp tim đập rộn ràng hơn và làm cho bạn được thư giãn, áp lực được giải tỏa.
 
7- Luyện tập Yoga - giảm 56% đau lưng : Nghiên cứu của ĐH West Virginia cho thấy, những người bị đau lưng ở mức độ nhẹ hoặc vừa, mỗi tuần tập 2 lần Yoga, mỗi lần khoảng 90 phút sẽ giúp giảm đau lưng tới 56%, giảm căng thẳng tới 60%.
Nếu không có điều kiện tập Yoga, thì nên nằm ngửa, thả lỏng người, để cho mỗi vị trí của cơ thể đều tiếp xúc với mặt giường, như thế cũng có thể giảm bớt được đau lưng.
 
8- Ăn cá nướng vào bữa tối - giảm 19% nguy cơ mất trí: Một nghiên cứu trên 150.000 người thể hiện rõ, những người ăn cá hơn 1 lần/tuần thì nguy cơ bị mất trí sẽ thấp hơn so với những người bình thường không ăn, đăc biệt là chất axit béo omega 3 ở trong cá biển sâu còn có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh.
 
9- Uống sữa buổi sáng - giảm cân: Đem nhiệt lượng của bữa sáng và bữa tối phân phối cho bữa sáng, ví dụ như bữa sáng no nê rồi nhưng cũng nên uống một ly sữa, như thế có thể giảm được 2kg trong vòng 1 năm. Bởi sữa làm cho chúng ta có cảm giác no, từ đó bớt thèm các món khác.
 
10- Uống 1 ly vang đỏ mỗi ngày - thọ thêm 5 năm: Một nghiên cứu kéo dài 40 năm với trên 1.300 nam sinh Hà Lan cho thấy những người uống nửa ly vang đỏ mỗi ngày sẽ có tuổi thọ trung bình tăng thêm 5 tuổi so với những người không uống. Trong rượu vang đỏ có rất nhiều loại chất phenol có chức năng bảo vệ tim rất tốt và một phần nhỏ chất cồn còn có thể giúp tăng lượng cholesterol tốt đồng thời giúp đánh đuổi những “cặn bã” ở trong huyết quản. Mỗi ngày uống nửa cốc đến 2 cốc là lượng thích hợp nhất.


Thursday, December 6, 2012

Sandy cost NY, NYC $32B in damage and loss

The cost is for repairs and restoration and does not include an additional accounting of over $9 billion to head off damage in the next disastrous storm, including steps to protect the power grid and cellphone network.
"It's common sense; it's intelligent," Cuomo said. "Why don't you spend some money now to save money in the future? And that's what prevention and mitigation is."
New York Mayor Michael Bloomberg had announced earlier in the day that Sandy caused $19 billion in losses in New York City — part of the $32 billion estimate Cuomo used.
New York taxpayers, Cuomo said, can't foot the bill.
"It would incapacitate the state. ... Tax increases are always a last, last, last resort."
Cuomo met with New York's congressional delegation to discuss the new figures and present "less than a wish list." The delegation, Cuomo and Bloomberg will now draw up a request for federal disaster aid.
States typically get 75 percent reimbursement for the cost of governments to restore mass transit and other services after a disaster.
The most basic recovery costs for roads, water systems, schools, parks, individual assistance and more total $15 billion in New York City; $7 billion for state agencies; $6.6 billion in Nassau County and $1.7 billion in Suffolk County, both on suburban Long Island; and $527 million in Westchester County and $143 million in Rockland County, both north of New York City, according to a state document used in the private briefing of the delegation and obtained by The Associated Press.
Hard times were already facing the state and city governments that were staring at deficits of more than $1 billion before Sandy hit in late October. State tax receipts have also missed projections, showing a continued slow recovery from a recession that could hit taxpayers in the governments' budgets this spring. And there's the looming fiscal cliff, the combination of expiring federal tax cuts and major spending cuts that could rattle the economy.
"Make no mistake, this will not be an easy task, particularly given the impending fiscal cliff, and a Congress that has been much less friendly to disaster relief than in the past," Schumer said. "We will work with the (Obama) administration on supplemental legislation, to be introduced in the upcoming December session of Congress, that will set us on the road to meeting New York's needs. This will be an effort that lasts not weeks, but many months, and we will not rest until the federal response meets New York's deep and extensive needs."
Rep. Peter King, a Long Island Republican who, like Schumer, is a powerful member of his chamber, said he is seeking cooperation from House leaders to find enough disaster aid.
"It really is survival," King said. "This is an emergency. This should be separate of all the debate about the fiscal cliff and everything else."
The Cuomo administration has gained the public support of President Barack Obama and FEMA in New York's proposal for full reimbursement for storm damage, but state officials have privately worried about how much the state can get now.
In the city, Bloomberg is asking federal lawmakers to put up nearly $10 billion to reimburse government agencies and private businesses. That would be additional funding on an expedited basis over the $5.4 billion in standard disaster aid that the city projects it will receive from the Federal Emergency Management Agency.
That FEMA money and private insurance won't cover all the public and private expenses from the storm, which included damaged streets and restaurants closed because of flooding, Bloomberg said.
"While the impact of the storm will be felt for some time and the challenges are great, I am confident that the city will rebound and emerge stronger than ever," Bloomberg wrote to the congressional delegation.
Reinsurance company Swiss Re showed the extent of private sector pain. It estimates that claims stemming from Sandy will cost the company about $900 million and that total losses from insured damage will be between $20 billion and $25 billion.
Reinsurance firms provide coverage to insurance companies for great losses stemming from events like natural disasters.
Other states are seeking federal assistance, too. FEMA has already paid out nearly $250 million in New Jersey, where Gov. Chris Christie says the preliminary damage estimate is $29.4 billion and could rise.

Tuesday, December 4, 2012

Con Lu nhà tôi

Trong ba chú chó mới sinh, bà dì ở Ðà Lạt cho tôi một con và được chọn ưu tiên. Cả ba đều là chó đực nên chỉ cần lựa con nào có bộ lông đẹp nhất là đủ. Khi tôi ngồi sà vào ổ của ba chú chó chưa mở mắt, chợt con có màu lông xám, hai đốm vàng trên lưng ngúc ngoắc đầu đánh hơi bò về phía tôi. Nó đưa cái mõm mũm mĩm, ươn ướt ủi vào bàn chân của tôi. Cái đuôi cũn cỡn ngoe nguẩy như loài chuột xạ...

Hai tuần lễ sau tôi ghé thăm dì. Bầy chó đã mở mắt đang ngậm vú mẹ. Khi nghe tiếng tôi trốc trốc, chú chó lông xám ấy bỏ vú mẹ bò vào lòng tôi. Dù màu lông không nổi bật như hai con kia nhưng tôi thích cái tính thân thiện của nó ngay từ giờ phút đầu.

Mang chó về nhà, con tôi chê màu lông nhớp nhem rồi tự động đặt tên là Lu. Dù mới một tháng tuổi, nhưng khi rời chó mẹ về nhà tôi, Lu ít khi kêu đêm như những chú chó con khác. Ban đầu cho Lu bú bằng bình sữa, rồi cho ăn sữa đặc đổ vào đĩa. Chỉ ba tháng sau là Lu lớn như thổi.

Lai lịch của dòng họ nhà Lu cũng ly kỳ lắm. Jolie là tên mẹ của Lu, giống chó xù Nhật Bản, nhỏ con, chân thấp, dáng đi lũn cũn. Nó hay qua nhà láng giềng đùa giỡn với anh chàng berger to con, tai vểnh, đôi chân sau vạm vỡ. Một hôm, lũ trẻ đến trước nhà Dì tôi kêu giật giọng rằng là con Jolie bị con chó berger của ông Tư Ðợi tha đi khắp khu vườn. Dượng tôi hốt hoảng chạy sang. Những tưởng con berger đã cắn chết con xù của nhà dượng.. Nào ngờ cảnh tượng lạ lùng rất khó tin đã xảy ra: Con berger lẹo với Jolie nhỏ hơn nó gấp mấy lần. Vì là phần kết thúc sau "cuộc mây mưa" của loài chó, cho nên hắn tha con cái còn mắc cứng phía sau đuôi. Hai chân sau của con Jolie bị treo hỏng trên cao chỉ còn cái mõm và đôi chân trước bị kéo lê trên đất. Nàng kêu toáng lên khiến chàng đâm hoảng na chạy khắp vườn như na cái đuôi của mình trở nên nặng chình chịch. Kết quả cuộc tình giữa hai "chủng tộc", nàng Jolie đẻ ra ba chú chó lai. Nhờ vậy mà đời con của nàng không còn mang dáng dấp thấp lè tè của loài chó xù nữa.
 
Con Lu lớn lên bộ lông ngày càng đẹp. Màu xám của mẹ pha màu vàng của bố mướt mượt như nhung. Hai đốm vá màu vàng đậm nằm hai bên hông, thoạt trông như yên ngựa. Dù không to con lớn xác như bố nhưng con Lu cũng vượt trội hơn đám chó nhà. Chân cao, dáng đi oai vệ như loài hổ. Hai vai rộng, u thịt nổi vồng lên khi nó bước đi. Cặp mắt ánh lên màu lửa như có thần lực. Ðàn chó hàng xóm gặp Lu là cụp đuôi chạy dài. Sau này, những lần đi săn giải trí loanh quanh ở những khu đồi còn an ninh, tôi mới nhận biết loài chồn, loài thỏ thấy Lu là hồn xiêu phách lạc, đứng chôn chân tại chỗ. Mỗi lần con tôi đi học về là dành nhau ôm Lu vào lòng. Tình cảm giữa chó và người không hề phân biệt. Ngoài cái khứu giác bẩm sinh độc đáo của loài chó có thể đánh hơi hàng mấy dặm, thính giác con Lu còn phân biệt được tiếng xe quen thuộc của tôi từ xa. Nó nghểnh mõm, ve vẩy đuôi chạy ra trước sân. Nhìn cử chỉ đó là nhà tôi đoán biết tôi sắp về đến nhà. Lu cạ vào chân tôi từ lúc xuống xe đến khi tôi vỗ về âu yếm nó mới chịu đi nơi khác. Lu cũng cảm nhận khá nhạy bén lúc tôi buồn bực hay giận hờn. Những lúc ấy nó nằm khoanh tròn nhìn tôi với ánh mắt buồn xo. Ðến khi tôi vui vẻ trở lại là Lu chạy đến cạ lưng vào người và liếm tay tôi như để hòa đồng niềm hân hoan với chủ.

*

Sau ngày "gẫy gánh 75", tôi lên đường trình diện ban Quân quản thị xã. Tôi mang theo mười ngày gạo cùng ít đồ dùng, từ biệt vợ con với bao âu lo trong lòng. Khi bước ra khỏi cửa, con Lu cứ luấn quấn cản bước chân, tôi trực nhớ đến nó liền cúi xuống ôm Lu vào lòng. Ánh mắt ươn ướt buồn thiu của nó nhìn tôi chẳng khác gì đôi mắt của vợ tôi rươm rướm lệ. Lu liếm vào mặt tôi như quyến luyến từ biệt chủ phải đi xa lâu ngày. Trong tù, nhớ lại ánh mắt con Lu, tôi hiểu ra rằng loài chó còn có một giác quan đặc biệt, cảm tính rất nhạy bén về thái độ và tâm trạng của người gần gũi nó. Những tưởng mười ngày nửa tháng rồi quay về, nào ngờ cách biệt gia đình với thời gian dài hun hút. Tôi nhớ con Lu cũng tương tự như nhớ các con tôi. Nỗi lo ngại của tôi là lương thực ngày một khó khăn làm sao vợ tôi chạy đủ bữa cho đàn con bốn đứa lại thêm miệng ăn con chó.

Một ngày nọ, nhà tôi lên trại tù thăm, cho biết chú Dương Thái Lân, con của bà cô Út tôi từ Bắc về Nam có ghé thăm gia đình. Chú ấy bảo con Lu có cốt tướng nòi săn, muốn xin nó về đơn vị nuôi để săn mồi cải thiện thịt tươi. Lân là vai em nhưng lớn tuổi hơn tôi nhiều. Ði bộ đội từ trước 1954, sau tập kết ra Bắc được sang Tiệp Khắc học ngành cầu đường. Hiện là thủ trưởng đơn vị Công binh sửa đường ở Cao nguyên. Vợ tôi nhất quyết không cho con chó, lấy lý do phải qua ý kiến của chồng.

Một hôm, quản giáo trại gọi tôi lên văn phòng ban giám đốc. Một anh bộ đội mặc áo quần đại cán ngồi trong phòng tiếp khách tay cầm một tờ tạp chí cuốn tròn. Anh cán bộ thấy tôi vào, liền hỏi:

- Nguyễn Tấn đấy à?

Tôi ngập ngừng:

-Thưa vâng.

-Tôi là Dương Thái Lân.

Tôi à lên một tiếng để tỏ rằng mình biết hắn là ai. Thực ra, qua 21 năm ở Bắc và mấy năm đi bộ đội Vệ Quốc Ðoàn làm sao tôi nhớ nỗi cái khuôn mặt ngày xưa của thằng em con bà cô Út. Ðưa tờ báo cuốn tròn cho tôi, hắn bảo:

- Ngày trước anh cũng viết sách, làm báo dữ dằn đấy nhỉ?

Tôi mở cuộn báo thì ra là tờ Bán nguyệt san Quyết Tiến. Ðó là tạp chí do tôi trách nhiệm biên tập trước 75 do cơ quan USAID của Hoa Kỳ yểm trợ ngân khoảng để in ấn phân phát cho các đơn vị Ðịa phương quân và Nghĩa quân.

Lân bảo:

- Tôi có đọc trong đó truyện dài "Nhật Ký Bích Phương" của anh viết đăng nhiều kỳ về Tết Mậu Thân 68. Viết bạo đấy chứ, theo đúng sách lược tuyên truyền chống cách mạng của Mỹ Ngụy.

Tôi giật mình và cảm thấy bất an.. Hắn đưa tay ra hiệu lấy lại cuốn tạp chí rồi lên tiếng:

- Tôi có ghé nhà thăm chị Tấn. Giai đoạn này mà trong nhà còn nuôi con chó kiểu tiểu tư sản. Anh không sợ cặp mắt của quần chúng hay sao?

Tôi than thở:
- Thời gạo châu củi quế, nhà tôi phải chạy gạo cho bốn miệng ăn, nhưng vì nuôi nó từ lúc mới sinh nên tình cảm gắn bó như thành viên trong gia đình.

Hắn ngắt lời:

- Tôi có đề nghị với chị cho tôi mang con chó đó về đơn vị để đỡ bớt khẩu phần ăn cho gia đình nhưng chị bảo phải qua ý kiến anh. Mới nhìn là tôi biết nó thuộc giống chó săn quý hiếm và có thể chống lại cả thú dữ.

Tôi bực mình trước cái lối điếm lỏi, nhưng cố nén giọng:

- Nếu chú thích con chó thì về hỏi nhà tôi, quyền quyết định ở bà ấy.

Tôi đứng lên chào hắn rồi đi thẳng xuống trại.
 
*

Ðến kỳ thăm nuôi sau, bà xã tôi báo tin chú Lân đến nhà bắt con Lu đi rồi. Bỗng dưng mắt tôi như nhòa sương, lòng xót thương con Lu vô hạn. Từ ngày vào tù, tôi nghi ngờ tất cả những gì người ta nói. Giờ đây Lân bảo đem Lu về nuôi hay ăn thịt chỉ có trời biết. Thấy mắt tôi rưng rưng ngấn lệ, vợ tôi an ủi:

- Lũ con mình cơm không đủ ăn mà phải nhường cho chó một ít, lòng em cũng xót xa lắm. Nó thiếu ăn nên cả đêm chạy rông kiếm mồi đến sáng mới về nhà. Lông nó ướt nhớp nháp, đầy bùn. Biết đâu có cơm bộ đội dư thừa thân nó sẽ mập ra. Mình có giữ lại một thời gian sau cũng bị người ta đập chết làm thịt thôi. Xã hội bây giờ thiên hạ ghiền thịt chó lắm, anh có biết không?

Hết giờ thăm nuôi, tôi đứng vào hàng. Nhìn đôi mắt nhòa lệ của vợ khiến lòng tôi xót xa vô cùng. Cả đêm hôm đó hình bóng con Lu cứ chập chờn trong giấc ngủ. Tôi mơ thấy đôi mắt buồn rười rượi của Lu nhìn tôi trong ngày ra đi như báo hiệu rằng nó không còn dịp gặp chủ nữa. Cái cảm giác man mác êm êm của lưỡi nó liếm vào mặt, vào cổ, giờ đây tôi vẫn không quên. Niềm tin gắng gượng nhỏ nhoi vào lời hứa của thằng em con bà cô là xin con Lu để canh chừng thú dữ và săn mồi. Vả lại, cái công khó của Lân đã lặn lội đường xa đến trại cải tạo để gặp tôi nên cũng an ủi phần nào.
   
"Xã hội bây giờ thiên hạ ghiền thịt chó lắm, anh có biết không?"
 
Ba tháng sau, vợ tôi với khuôn mặt hớn hở báo với tôi con Lu không còn ở với chú Thái Lân nữa. Tôi ngạc nhiên hỏi dồn. Nàng kể:
 
- Cách đây một tuần lễ, chú ấy bất thần đột nhập vô nhà mình không giữ kẽ như những lần trước. Chú dáo dác nhìn trước nhà, nhìn sau nhà, cả cái phòng ngủ của vợ chồng mình chú cũng ghé mắt quan sát. Ðột nhiên Lân hỏi:

- Con Lu có chạy về đây không chị?
 
Em sững sờ hỏi:
 
- Nó ở với chú mà?
 
- Tức lắm chị ơi, Lân ngồi vào cái ghế đặt ngoài hiên, nói tiếp: "Trước khi đi công tác Hà Nội, tôi gởi Lu cho chị nuôi lo ăn hàng ngày. Không ngờ các đồng chí trong đơn vị lợi dụng lúc tôi vắng nhà, bắt con Lu làm thịt đánh chén. Chúng bỏ con chó vào bao bố dìm xuống nước. Khi mở bao ra con chó không còn thở nữa. Họ yên chí ngồi chờ nồi nước đang nấu cho thật sôi để cạo lông. Ca nước sôi đầu tiên tưới vào lưng con Lu, bất ngờ nó vùng dậy chạy đi mất dạng. Lập tức các đồng chí ấy cầm súng lùng sục các ven rừng nhưng chẳng thấy nó đâu nữa. Tôi yên chí con Lu sẽ trở lại nhà chị vì nó vừa khôn vừa có sức mạnh khác thường. Tôi đánh giá thành tích săn bắt mồi của con Lu rất cao. Nó thường xuyên bắt được chuột đồng, thỉnh thoảng chồn hoặc thỏ. Mình có chất tươi thêm vào bữa ăn nên tôi quý nó lắm. Kể xong, Lân đi ra xe xách vào một bao cát đựng đầy gạo, bảo:

- Ðây là số gạo tiêu chuẩn tôi đi công tác còn thừa, chị nhận cho các cháu bồi dưỡng và thêm phần cho con Lu. Nếu nó có trở về đây xin chị báo tin cho tôi biết.

Lân ra đi được một ngày.

Hôm sau, lúc chạng vạng tối, cả nhà đang ăn cơm, con Lu không biết từ đâu chạy xồng xộc vào nhà, mình nó ướt đẫm mồ hôi. Trên lưng một vết phỏng to bằng bàn tay lột hết lớp lông và đã bắt đầu làm mủ. Lũ con mình ôm con Lu vào lòng mừng rơi nước mắt. Cả nhà phải nhịn một phần cơm cho nó. Loáng cái là nó vét sạch đĩa cơm độn sắn. Lu ve vẩy đuôi, đưa lưỡi liếm từng người trong gia đình như để điểm lại những người thân. Mấy đứa con mang Lu ra giếng chà xát xà phòng, tắm rửa, bắt sạch ve vắt bám vào da. Em khui bình thuốc Peniciline rắc lên vết phỏng. Chờ đến tối, em mang Lu về gởi cho ông bà ngoại vì biết thế nào chú Lân cũng trở lại tìm chó. Ðêm đó, Lu cứ theo chân em đòi về, thằng Doãn phải ngủ nhà ngoại để giữ con Lu ở lại. Em vuốt ve vỗ về:

- Con phải ở lại đây với ngoại. Lu không được theo mẹ về nhà, người ta sẽ đến bắt con đi, biết hông?". Lu vểnh tai nghe lời em dặn nên ngoan ngoãn nằm trong lòng của Doãn mà không còn hậm hực đòi về nữa."

Từ đó, hễ thấy người nào mặc áo quần xanh lá cây vào nhà là Lu chui dưới gầm giường chìa đầu ra, nhe răng gầm gừ. Chỉ cần một cú giậm chân là đủ để nó phóng ra vồ ngay. Sau lần thoát chết, con Lu nghi ngờ hầu hết mọi người, chỉ trừ gia đình tôi và ông bà ngoại. Tính thân thiện của con Lu giờ đây không còn nữa. Loài chó rất trung thành với chủ nhưng khi bị một lần đối xử tàn nhẫn với nó là bỏ nhà đi luôn.
Gia đình ông bố vợ tôi tuy ở thị trấn nhưng vì là vùng đất đai đã tạo mãi từ trước khi trở thành thị tứ nên nhà cửa vườn tược rộng thênh thang. Tiếp giáp với vườn cây ăn trái là cánh đồng mía, nay thuộc hợp tác xã nông nghiệp. Lu không bao giờ ra trước đường phố mà chỉ lùng sục trong vườn cây, ruộng mía sau nhà tha hồ bắt chuột, chim chóc, rắn rít. Nó sống như một tử tù thoát ngục. Nó biết ngoài xã hội loài người đang nhìn nó một cách thèm thuồng. Họ chỉ chờ cơ hội là biến thân xác nó thành miếng nhừ, miếng mận.

Ngày ra tù, tôi vào thăm ông bà nhạc gia. Khi vợ chồng tôi vừa đến cổng nhà, con Lu đánh hơi được từ trong nhà phóng ra chồm lên người tôi. Với sức nặng của nó đã khiến tôi té ngồi xuống đất. Người nhà ngỡ con Lu tấn công kẻ lạ mặt nên vội la lên: "Bố đấy Lu, tránh ra!" Nhưng không. Nó xoải hai chân trước đứng trên đùi tôi rồi đưa lưỡi liếm trên khắp mặt mày, tai cổ của tôi. Qua cơn hốt hoảng vì cú ngã bất ngờ, tôi hiểu ra con Lu đang mừng chủ. Tôi liền ôm chầm lấy nó rồi người và chó lăn lộn trên nền sân xi-măng. Cha mẹ vợ tôi vui mừng thấy con rể được ra tù. Hàng xóm đứng nhìn cảnh người vật ôm nhau, họ không tránh khỏi xúc động trong lòng.

Sáu tháng sau, nhà tôi sắp xếp cho tôi và thằng con trai lớn một chuyến vượt biển. Tôi phải xin hộ khẩu ở nhà bà dì tận làng An Vĩnh gần mũi Ba-Tâng-Gâng. Tôi có tên trong tổ hợp đánh bắt cá bằng lưới mành với ông dượng và mấy người em bà con. Tôi dắt con Lu theo để tránh cặp mắt của láng giềng và tránh luôn chú Lân bất thần đến nhà bắt gặp nó. Trước một ngày tới điểm hẹn, vợ tôi dẫn thằng Doãn, con trai đầu lòng của tôi xuống nhà bà dì để chuẩn bị lên đường. Sáng hôm sau, nhà tôi mang con Lu lên xe lam trở về nhà.

Ðêm 30 tháng hai âm lịch, trời không trăng nhưng rừng sao trên trời đủ soi rõ đường đi trên bãi cát trắng lờ mờ. Hơi nước biển mát lạnh cùng với ngọn gió tây thổi lồng lộng làm cho đám người trốn trong các bờ bụi rét run cầm cập. Họ cố dõi mắt về hướng biển. Mười giờ... mười một giờ... đến mười hai giờ ba mươi khuya, ánh đèn pin từ gành đá chợt nháy sáng báo hiệu ghe con đã đến. Tốp đầu tiên gồm bốn người lần lượt tiến ra gành đá. Tiếp theo là hai cha con tôi cùng hai người ở cánh bắc cũng xuất hiện. Cuộc "ra quân" âm thầm nhưng đúng theo thứ tự ấn định. Còn mười phút nữa mới đến tốp cuối cùng. Bỗng, phía sau làng có tiếng chân người chạy rầm rập rồi tiếng súng nổ loạn xạ. Toán đầu quay trở lại chạy tản mác vào xóm. Hai người cánh bắc cũng thế. Riêng tôi chạy băng qua gành rồi luồn vào lùm cây đước. Thằng Doãn, trước khi đi tôi đã dặn dò kỹ lưỡng. Nếu họ bắt được là cứ khai đi một mình đừng để liên lụy đến Ba. Toán du kích chia nhau chạy lùng trong xóm. Một du kích đuổi theo Doãn, đến gần bìa làng hắn chộp được cổ con tôi. Thằng bé la toáng lên: "Thả tôi ra, thả tôi ra". Anh du kích xách thằng bé lên cao. Tay chân nó không ngừng giẫy giụa. Chợt, một bóng đen từ trong hàng dừa phóng ra nhảy chồm lên bám vào cổ anh du kích. Con chó! Tôi thầm kêu lên. Nó tấn công khá bất ngờ khiến anh ta đánh rơi cây súng và buông thằng nhỏ để đánh vật với con chó. Anh ôm đầu con chó nhưng răng chó càng lúc càng lún sâu vào cổ như con quỷ Dracula đang hút máu người. Hắn kêu cứu. Một lúc sau mới có đồng đội đến tiếp sức. Con chó cũng vừa nhả ra chạy vào trong xóm. Một loạt súng của người mới đến bắn đuổi theo. Tôi nghe tiếng ăng ẳng của chó từ trong xóm vọng ra. Một nghi ngờ thoáng qua, chẳng lẽ con Lu ? Nhưng tôi yên tâm ngay bởi con Lu đã được vợ tôi dẫn về nhà trong ngày hôm trước. Núp trong đám cây đước tôi quan sát đầy đủ cảnh chó và người vật nhau. Con chó xuất hiện trong bóng đêm chớp nhoáng như loài sói vồ mồi. Hình ảnh con chó ngoạm cổ anh du kích, tôi liên tưởng đến ma cà rồng đội lốt chó để hút máu người. Nhưng dù ma hay chó tôi cũng thầm cảm ơn nó đã giải cứu cho con tôi và giải thoát được bao nhiêu người.
Tôi về đến nhà lúc tờ mờ sáng nhờ chiếc xe Honda thồ đi kiếm khách sớm. Tắm rửa thay áo quần xong, chợt nhớ đến con chó. Tôi hỏi vợ:

- Con Lu đâu?

Bà ấy bảo:

- Khi xe lam vừa đến ngả ba quốc lộ, con Lu vọt xuống xe chạy ngược theo con đường về hướng biển. Em nghĩ nó trở lại với anh và con. Nếu có điều gì không may xảy ra cho nó thì em biết làm sao bây giờ. Tôi nhìn vợ buông tiếng thở dài:

- Thôi rồi!
 
Tôi nghĩ ngay đến tiếng kêu đau đớn của chó vang lên sau tiếng súng. Con Lu có thể chết vì loạt đạn bắn theo. Tôi cảm thấy đau xót vô cùng.

Chờ trời tối hẳn, dì tôi mướn xe Honda thồ đưa Doãn về với chúng tôi. Vợ tôi ôm con vào lòng, khóc thút thít:

- Giờ con đã thoát được về đây với mẹ cùng các em. Từ nay trở đi, đói no, chết sống mẹ nhất quyết không để gia đình ta chịu cảnh phân ly.

Doãn nhìn tôi hỏi:

- Ba có thấy con Lu không?

Chẳng đợi tôi trả lời, Doãn quả quyết:

- Lúc ông du kích buông con ra, trước khi chạy trốn, con có quay lại nhìn thấy con Lu đang ngoạm cổ ông ấy.

- Như vậy là con Lu đã chết vì loạt đạn, không còn nghi ngờ gì nữa. Tôi kết luận. Các con tôi đứa nào cũng rưng rưng nước mắt. Tôi an ủi:

- Dù sao thì mình đã dành tình thương và chăm sóc Lu như con trong gia đình. Nó có chết cũng là cái chết có ý nghĩa, một nghĩa cử vô cùng cao quý của loài chó không khác gì con người.

*

Cả nhà đang say ngủ. Ðột nhiên, tôi nghe tiếng cào sột soạt vào cánh cửa trước. Im ắng một hồi lâu, tiếng cào lại nổi lên lần nữa. Ghé mắt nhìn ra ngoài, tôi chẳng thấy gì cả. Chỉ có bóng đêm bao trùm và sương mù dày đặc phủ đầy trời. Tôi thiếp đi một chốc. Tiếng sột soạt nổi lên lần thứ ba. Lần nầy lâu hơn và ở ngay cánh cửa hông. Tôi vội bật đèn lên, hé cửa nhìn ra. Hốt hoảng, tôi kêu lên:

- Em ơi, con Lu trở về.

Cửa mở toang, Lu đi khập khiễng vào nhà. Tôi ôm Lu vào lòng và nước mắt tôi tuôn trào. Tôi khóc vì vui mừng và khóc vì thương nó quá đỗi. Bầy con tôi xúm vào quấn quýt bên Lu. Máu khô bê bết trên mông và đùi trái của nó. Một viên đạn ghim vào đùi sau, rất may là không đụng xương. Tôi rửa sạch vết thương bằng rượu cồn, xoa thuốc đỏ rồi băng kín vết thương lại.

Từ năm 1986 chính sách đổi mới, thị trấn quê tôi bắt đầu có sinh khí trở lại. Chẳng bao lâu sau, nơi đây buôn bán sầm uất. Cửa hàng tư nhân được mở ra tranh đua cùng với cửa hàng quốc doanh. Ðời sống có phần dễ thở hơn.

Sau trận chiến biên giới Việt Trung năm 1979, Dương Thái Lân và cả đơn vị công binh được điều động đến vùng thượng du Bắc Việt. Vì thế con Lu sống thoải mái với chúng tôi không còn lo lắng gì nữa.

Ðến tháng 7 năm 1991, gia đình tôi lên đường đi Mỹ theo diện tỵ nạn HO8. Con Lu cũng vừa tròn 18 tuổi. Nó đã quá già chỉ lẩn quẩn trong nhà. Nhưng khi có khách đến là nó vẫn không quên chạy vào gầm giường.

Ngày gia đình tôi vào Sài Gòn để lên máy bay, tôi cho Lu theo đến ga xe lửa cùng với bà con đưa tiễn. Khi còi tàu hụ từ xa, Lu đứng dậy sủa vang cả khu vực nhà ga. Trước khi lên tàu, mỗi người trong gia đình chúng tôi đều thay nhau ôm Lu vào lòng, rưng rưng, lưu luyến. Khi tiếng còi báo hiệu tàu chuyển bánh, con Lu nhìn đoàn tàu rồi tru lên một tràng dài. Ðây là tiếng tru lần đầu tiên trong cuộc đời 18 năm của nó. Tôi rùng mình. Tiếng tru thật áo não tưởng chừng như lời trối trăng vĩnh biệt của Lu nhắn gởi.

  Con Lu không chịu về nhà nữa. Nó lẩn quẩn ở khu vực nhà ga cho đến một ngày vào mùa Ðông rét buốt, Lu nằm chết bên đường rầy xe lửa, nơi mà chúng tôi đã ôm hôn nó trước khi bước lên tàu. 
 
Khi qua Mỹ rồi, chúng tôi được thư nhà cho biết, con Lu không chịu về nhà nữa. Nó lẩn quẩn ở khu vực nhà ga cho đến một ngày vào mùa Ðông rét buốt, Lu nằm chết bên đường rầy xe lửa, nơi mà chúng tôi đã ôm hôn nó trước khi bước lên tàu.

Hay tin Lu chết, con tôi ôm nhau khóc. Nước mắt chảy ròng ròng như khóc thương một người thân đã ra đi vĩnh viễn. Riêng tôi thầm nghĩ: "Cũng may là nó đã quá già yếu, thân chỉ còn da bọc xương nên được chết toàn thây. Dù muốn dù không nhân viên nhà ga cũng phải chôn xác Lu ở một nơi nào đó trong lòng đất. Ðất mãi mãi ấp ủ thân xác nó và ngàn vạn năm sau biết đâu bộ xương của Lu sẽ hóa thạch tồn tại mãi trên mảnh đất Việt Nam ."

Tôi khóc âm thầm trong đêm như khóc cho đứa con của tôi còn để lại quê nhà nay không còn nữa. Suốt mấy đêm liền tôi nghĩ về Lu như nghĩ về một con người quả cảm và thủy chung
Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích

TÔI THẤY và NGHE ĐƯƠC GÌ


Ở SÀI GÒN và MIỀN NAM VIỆT NAM
Sau 37 năm dưới chế độ CS
Lời người viết: Đây không phải là một phóng sự hay một bài nghiên cứu xã hội với những phương pháp khoa học của nó - mà chỉ là những điều vụn vặt mắt thấy tận nơi, tai nghe tận chỗ - ghi lại môt cách trung thực.
PHÓ THƯỜNG DÂN

Tôi thấy bộ mặt Saigòn đổi mới với: Những khách sạn 5 sao, 4 sao lộng lẫy. Đổi mới với những nhà hàng “ vĩ đại “ trên các tuyến đường du lịch. Với những trung tâm “thư giản” sang trọng, quý phái cở câu lạc bộ Lan Anh. Với những vũ trường cực kỳ tráng lệ như vũ trường New Century Hànội. Với những trường Trung học tư thục mang tên Mỷ, giáo sư Mỷ, chương trình học của Mỷ, giảng dạy bằng tiếng Mỳ- học sinh phải trả học phí bằng tiền Mỷ - 1,000 US$ đến 1,500 US$ /tháng. (Giai cấp nào đủ sức trả học phí nầy cho con? )


Tôi cũng hiểu rằng các nơi nầy là nơi ăn chơi của vương tôn công tử “đỏ”, các nhà giàu mới - thân nhân các quyền lực đỏ đứng đàng sau, các quan chức đỏ đô la đầy túi. Họ đến đây để “thư giản”, uống rượu, đánh bạc, cá độ và tìm gái. Uống chơi vài chai rượu ngoại VSOP, XO là chuyện thường. Mỗi đêm có thể tiêu hàng ngàn đô la Mỷ cũng không phải là điều lạ. Trong khi lương tháng của một thầy giáo Trung học trường công không đủ để trả một chai rượu XỌ Vụ cá độ hàng triệu US$ đã bị phanh phui. là một thí dụ cụ thể. Vũ trường New Century bị Công an đến giải tán vì các công tử và tiểu thư con các quan chức lớn nhảy đã rồi… “ lắc” suốt đêm.
Để vài hôm sau - đâu lại cũng vào đó…
Tôi cũng thấy Sàigòn- người, xe và phố xá dầy đặc, nghẹt thở - vài tòa cao ốc mọc lên vô trật tự - ở xa xa, có cái trông giống như chiếc hộp quẹt. nhà cửa mặt tiền hầu hết đều lên lầu nhiều tầng. Kiến trúc hiện đại. Vật liệu nhập cảng đắc tiền. Nhà trong hẻm - phần lớn cũng lên nhiều tầng cao nghệu. Có nhiều khu xây cất bừa bãi, nhô ra thụt vào như những chiếc răng lòi sĩ vô duyên. , lấn chiếm ngang ngược đất công hoặc lề đường…
Tôi thấy Sàigòn bị ô nhiểm trầm trọng với hằng triệu tiếng động cơ, ngày đêm đinh tai nhức óc và 5.000.000 chiếc Honda - phun khói mịt mù - chưa kể đến xe hơi ???
Và hệ thống cống rảnh lạc hậu. mỗi khi trời mưa lớn - nước rút không kịp, ứ đọng tràn ngập nhà cửa. Hệ thống đổ rác còn lạc hậu. không đáp ứng nổi nhu cầu thải rác của 10.000.000 dân nhung nhúc như kiến. Sàigòn đầy dẫy những hàng ngoại do công ty ngoại quốc sản xuất tại chỗ, hàng lậu của Trung quốc tràn vào vô số kể. Máu kinh tế Việt Nam bị loảng ra. Nhưng chế độ xã nghĩa im thin thít chịu trận, không dám một lời phản kháng. Một chiếc xe Honda nhãn hiệu Trung quốc giá khoản chừng 1,200 đô la Mỷ, chưa kể hàng Trung quốc lậu thuế, rẻ mạt. Thuốc lá và bia - bia nội, bia ngoại - có đủ. Nhậu và hút là 2 cái mốt bình dân thời thượng nhứt ở Sàigòn. Đảng viên, cán bộ - giai cấp thống trị -"Nhậu". Già nhậu, trẻ nhậu… con nít cũng tập tành nhậu. Hút thì khỏi nói. Giai cấp cán bộ răng đen mã tấu bây giờ là giai cấp nắm quyền thống trị - đã lột xác - không còn quấn thuốc rê, bập bập phà khói mịt mù nữa - mà lúc nào cũng lấp ló một gói 3 con 5, Craven A, trong túi. Lãnh đạo hút, cán bộ hút, dân chúng hút - thậm chí con nít 9, 10 tuổi ở đồng quê cũng phì phà điếu thuốc một cách khoái trá. Các hảng bia và thuốc lá ngoại quốc đã tìm được một thị trường tiêu thụ béo bở. Cán bộ lớn cũng âu phục cà vạt hẳn hoi, xe hơi bóng loáng. nhưng bộ răng hô, mái tóc bạc thếch, và nước da mông mốc, cũng không dấu được nét thô kệch của một anh nhà quê mới lên Tỉnh.
Tôi còn thấy Sàigòn với hiện tượng “tiếm công vi tư” lộng hành, ngang ngược của Công an đến độ dân chúng quen thuộc, xem là một chuyện đương nhiên như chuyện hối lộ đã trở thành cái lệ bất thành văn trong chế độ xã nghĩa. Chiếm đoạt một nửa công viên, xây nhà gạch dùng làm quán cà phê. Chưa thỏa mãn - ban đêm còn dọn thêm bàn ghế trên sân cỏ của phần công viên còn lại và thắp đèn màu trên mấy chậu kiểng cho thêm thơ mộng. Ông chủ bự nầy chắc chắc không phải là dân thường. Ông lớn nầy xem công viên như đất nhà của ông vậy. Ai có dịp đi ngang qua mũi tàu - nơi gặp gở của 2 đường Nguyễn Trải và Lê Lai cũ, ngang hông nhà thờ Huyện Sĩ - thì rõ.

Còn nhiều, rất nhiều chuyện lộng hành chiếm đất công, lấn lề đường nhan nhãn ở khắp Saigòn. Chỉ đưa ra vài thí dụ cụ thể: Một công thự tại vườn Tao đàn (có lẽ là nhà cấp cho viên Giám đốc Công viên Tao đàn) - mặt tiền ngó vào trong - mặt hậu nhìn ra phía đường Nguyễn Du (Taberd cũ) - bên có màn trổ cửa mặt sau nhà, xây thêm phía sau thành 2 căn phố thương mãi mặt tiền ngó ra đường Nguyễn Du, trị giá mỗi căn, nhiều trăm ngàn mỷ kim - ngon ơ ! Tương tự như vậy - ở góc đường Thành Thái và Cộng Hoà cũ, trước sân nhà của ông Hiệu Trưởng trường Quốc gia Sư Phạm trước 75 - phố thương mãi, quán xá la liệt chiếm mất mặt tiền. Ngang ngược và lộng hành nhứt là 2 căn phố thương mãi bên hông trường Trương minh Ký, đường Trần hưng Đạo, chễm chệ xây lên ngay bên góc phải sân trường như thách đố dân chúng. Còn trên lề đường khá rộng trước câu lạc bộ CSS cũ, bây giờ là câu lạc bộ Lao động - nhiều gian hàng thương mãi bán quần áo, giày vớ thể thao, buôn bán ầm ỉ, náo nhiệt suốt ngày.
Công an chiếm đất công, xây nhà tư. Công viên, lề đường trước nhà dân là đất riêng của Công An. Công an sử dụng làm chỗ gửi xe, bịt kín cả lối đi vào nhà. Không ai dám hó hé. Im lặng là an toàn. Thưa gửi là dại dột. Mà thưa với ai? Tất nhiên là phải thưa với công an. Không lẽ công an xử công an? Tướng CS Trần Độ phản ảnh còn rõ rệt hơn : “Xã hội Việt Nam ngày nay là một xã hội vô pháp luật mà phần đầu tiên gây ra là Đảng . Không thể nào chống tham nhũng được vì nếu Đảng chống tham nhũng thì Đảng chống lại Đảng sao? “ (Nhật ký “Rồng Rắn” của Trần Độ).
Nón cối, nón tai bèo, dép râu, áo chemise xùng xình bỏ ngoài chiếc quần màu cứt ngựa của người cán bộ CS ngơ ngác khi mới vào Sàigòn - đã biến mất.
Cũng không còn thấy những chiếc áo dài tha thướt của những cô gái đi dạo phố ngày cuối tuần trên các đại lộ Lê Lợi, Lê thánh Tôn, Tự do những ngày trước 75 nữa. Thay vào đó là một đội ngũ phụ nữ - mũi và miệng bịt kín bằng “khẩu trang”, găng tay dài đến cùi chỏ, cỡi Honda chạy như bay trên đường phố.

Tôi còn thấy những người nghèo khổ chở trên chiếc xe thồ, những thùng carton và bao túi Nylông, chồng chất lên nhau cao ngất như sắp đổ xuống… Những bà cụ già, những cậu bé tuổi đáng được ngồi ở ghế nhà trường, những anh phế binh cụt tay, cụt chưn, lê lết trên một miếng ván gổ … đi bán vé số (một cách ăn xin trá hình).
Bộ mặt Sàigòn “đổi mới” bằng những khách sạn lộng lẫy, những câu lạc bộ thời thượng, những phố xá thương mãi sang trọng, những hiệu kim hoàn lóng lánh kim cương, những nhà hàng ăn vĩ đại, những vũ trường cực kỳ tráng lệ, những biệt thự đồ sộ nguy nga mới xây bằng vật liệu ngoại đắt tiền. trang trí cây cảnh như một mảng vườn Thượng uyển của vua chúa ngày xưa, những xe hơi bóng loáng nhởn nhơ trên đường phố - Nhiều người chóa mắt. choáng váng, cho là “Việt Nam bây giờ tiến bộ quá”. Riêng Phó thường dân tôi tự nghĩ : Như vậy có phải là tiến bộ không ? Sự tiến bộ của một nước cần phải nhìn về nhiều mặt : Mặt y tế và giáo dục, mặt đời sống vật chất và tinh thần của dân chúng. Lợi tức đầu người của Việt Nam - theo thống kê của báo The Economist - bằng: 800 US$ năm 2011 (Hà Nội bốc lên 1,000 US$, Chỉ hơn Lào và Cambodia chút đỉnh. So với các nước láng giềng: Thái Lan: 3.500 US$ - Phi luật Tân: 2.000 US$ - Nam Dương: 1.160.US$. Tân gia Ba 30.000 US$. (The Economist World, năm 2011 - p. 158, 176, 238) - Việt Nam còn lẹt đẹt đàng sau rất xa. Và trước bộ mặt thay đổi choáng ngợp nầy - nếu đặt câu hỏi: Ai là chủ nhân của những xe hơi, khách sạn- vũ trường, những thương hiệu lớn, những biệt thự lộng lẫy kia? - Thì câu trả lời không sợ sai lầm là của cán bộ đảng viên (tại chức hoặc giải ngủ) hoặc con cháu thân nhân của họ. Và ở thôn quê - Giai cấp giàu có bây giờ là ai ? Giai cấp địa chủ là ai ? Có phải do của cải của ông cha để lại hay do sự kinh doanh tự do, mua bán làm ăn mà có ???


HIỆN TƯỢNG NGƯƠI BẮC XA HÔI CHỦ NGHĨA CHIẾM HỮU TOÀN BỘ PHỐ XÁ THƯƠNG MAI QUAN TRONG Ở SAIGÒN - KHỐNG CHẾ MỌI LÃNH VỰC TRỌNG YẾU Ở MIỀN NAM.
Cho dù núp dưới cái hào quang chiến thắng “đánh Tây, đuổi Mỷ” - cho dù che giấu, lấp liếm, giải thích thế nào chăng nữa - Thì dân miền Nam (gồm cả Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do) vẫn thấy một sự thật. Sự thật đó là người Bắc XHCN tràn ngập, chiếm hữu toàn bộ phố xá thương mãi trọng yếu của Sàigòn. Làm sao nói khác được khi đi một vòng quanh Sàigòn. Và các khu phố sầm uất nhứt, vào những hiệu buôn lớn để mua hàng hay hỏi han chuyện trò thì thấy toàn là người Bắc Cộng sản - Từ cô bán hàng đến bà chủ ngồi phía trong - Cũng toàn là người của xã hội chủ nghĩa miền Bắc. Các tiệm buôn lớn trước 75- như các tiệm vàng Nguyễn thế Tài, Nguyễn thế Năng, Pharmacie Trang Hai, tiệm Émile Bodin của bầu Yên, nhà hàng Bồng Lai, Thanh Thế, Nguyễn văn Đắc, Phạm thị Trước. Hiện nay, một số đã đổi bảng hiệu hoặc xây cât lại. nhưng đều do người miền Bắc XHCN làm chủ. Các cơ sở khác như nhà hàng ăn lớn, tiệm phở, công ty thương nghiệp, dịch vụ lớn, những tiệm buôn bán dồ nhập cảng v. v. cũng đều do người Bắc XHCN chiếm giữ. Tuy không có con số thống kê chính xác nhưng tự mình đi đếm hàng trăm tiệm buôn sang trọng quanh các khu phố lớn ở Sàigòn thì khám phá ra được chủ nhân là người Bắc XHCN (Tất nhiên là vợ con, thân nhân cán bộ lớn). Những gái Bắc XHCN bán hàng là con cháu của chủ nhân người Bắc CS (do các cô tự nói ra). Các cô chiêu đãi viên trên phi cơ VNHK đều là người Bắc thân nhân hay con cháu cán bộ - dĩ nhiên - vẻ mặt lạnh lùng, hách dịch với người Việt Nam và khúm núm lịch sự với khách ngoại quốc. Cán bộ, công nhân viên trọng yếu - Cũng đều là người Bắc - Trừ một số cán bộ gốc miền Nam ra Bắc tập kết - theo đoàn quân viễn chinh vào đánh chiếm miền Nam - Thì cũng kể họ là người XHCN miền Bắc cả.
Hệ thống quyền lực từ trên đến dưới - Từ Trung ương đến địa phương - Từ Tỉnh thành đến quận lỵ, thị trấn, làng xả gần - đều do đảng viên người miền Bắc XHCN - nắm giữ. Những công Ty dịch vụ có tầm cở, những công Ty thương mãi sản xuất lớn - điển hình là một công Ty vận tải và du lịch có đến 10,000 xe hơi đủ loại, chủ nhân cũng là người Bắc XHCN. Từ chính trị đến văn hóa, từ giáo dục đến truyền thông, từ nhà cầm quyền cai trị đến chủ nhân cơ sở thương mãi, sản xuất - Cũng là do người miền Bắc XHCN nắm giữ.
Đó là sự thật trước mắt ai cũng thấy. Còn những vàng bạc, kim cương, đô la, tài sản tịch thu, chiếm đoạt được trong các cuộc đánh tư sản, cải tạo công thuơng nghiệp - nhà cửa của tù cãi tạo, của dân bị đuổi đi kinh tế mới, những tấn vàng của VNCH để lại, những luợng vàng thu được từ những người vuợt biên bán chánh thức - tài sản những người thuộc diện tư sản - toàn bộ tài sản nầy từ Saigòn đến các Tỉnh miền Trung, miền Nam - được đem đi đâu? - Không ai biết.
Thông thường - những của cãi nầy phải được sung vào công quỷ - để làm việc công ích như các ông cộng sản thường rêu rao bằng những mỹ từ đẹp đẻ. Thế nhưng - sự thật trước nhứt - là các ông đem chia chác nhau. Chia nhau một cách hợp hiến và hợp pháp theo Luật pháp XHCN (Đọc Đất đai-Nguồn sống và Hiểm Họa của Tiến sĩ Nguyễn thanh Giang). Ông lớn lấy tài sản lớn. Ông nhỏ - nhà cửa nhỏ. Có ông cán bộ trung cấp chiếm hữu đến 4, 5 căn nhà. Ở không hết… đem cho công Ty ngoại quốc thuê. Điều phổ biến nhứt là các ông cán bộ nầy - vì lo sợ cái gì đó - bèn đem “ bán non” những căn nhà đó lấy tiền bỏ túi trước. Một căn nhà của một viên chức tù cãi tạo đã sang tay đến 3 đời chủ. Nhà cửa thuộc diện tù cải tạo là dứt khoát phải tịch thu - không ngoại lệ. Những trường hợp con ruột có hộ khẩu chánh thức còn được phép ở lại - là những biện pháp vá víu. Chủ quyền căn nhà nầy là Nhà nước XHCN.
Không chỉ có những người thuộc diện cải tạo công thương nghiệp, tù cải tạo, vượt biên mà người dân thường có nhà cửa phố xá đều bị “ giải phóng” ra khỏi nhà bằng nhiều chánh sách: Đuổi đi kinh tế mới, dụ vào hợp tác xả tiểu công nghiệp, mượn nhà làm trụ sở, cho cán bộ vào ở chung (chủ nhà chịu không nổi… phải bỏ đi), đổi tiền để vô sản hoá người dân, khiến họ bắt buộc phải bán tất cả những gì có thể bán để mua gạo ăn, cuối cùng chịu không nổi, phải bán nhà với giá rẻ bỏ, để vô hẻm ở, ra ngoại ô hoặc về quê… Cán bộ hoặc thân nhân cán bộ miền Bắc XHCN tràn vào “mua” nhà Saigòn với giá gần như cho không… và bây giờ là chủ những căn nhà mặt tiền ở Saigòn.
Mang xe tăng T. 54, cà nông Liên xô, AK Trung cộng, đẩy hàng hàng lớp lớp thiếu niên “xẻ dọc Trường Sơn” bằng máu, nước mắt và xác chết… vào xâm chiếm miền Nam. Chiêu bài là “giải phóng” nhân dân miền Nam - nhưng sự thật khó chối cãi được - là vào để chiếm đoạt tài sản, đất đai, của cải, đuổi dân Saigòn (gồm cả người Nam lẫn Bắc theo chế độ Tự Do) ra khỏi Thủ Đô bằng nhiều chánh sách khác nhau - để bây giờ chính các ông đã trở thành những nhà tư bản đỏ triệu phú, tỉ phú đô la, vàng bạc kim cương đầy túi - những ông chủ công Ty có tầm vóc, những địa chủ đầy quyền lực. Trương mục ở nước ngoài đầy nhóc đô la. Con cái du học ngoại quốc. (Trường hợp con Thủ Tướng CS Nguyễn tấn Dũng đang du học Mỷ là trường hợp điển hình). Như vậy hành vi nầy gọi là gì? Trong những lúc canh tàn rượu tỉnh - một mình đối diện với luơng tâm thuần luơng của mình - các ông tự gọi mình đi.
Đến thời “mở cửa” - cơ hội hốt tiền còn nhiều hơn gấp bội. Tư bản ngoại quốc ồ ạt đầu tư, khai thác dầu khí, thâu đô la Việt kiều về thăm quê hương - đô la khách du lịch ngoại quốc, bán đất cho Công Ty ngoại quốc xây cất cơ xưởng, cấp giấy phép các công Ty ngoại quốc, các dịch vụ đấu thầu xây cất cầu cống, làm đuờng xá, xây cất đại công tác. Những món nợ kếch xù từ Ngân hàng thế giới, từ quỷ tiền tệ quốc tế - những món nợ trả đến mấy đời con cháu cũng chưa dứt. Những đại công tác nầy mặc sức mà ăn, no bóc ké. Nhiều công trình vừa xây cất xong đã muốn sụp xuống vì nạn ăn bớt vật liệu. Một thí dụ diển hình: Một bệnh viện gần chợ “cua” Long Hồ - quê hương của Phạm Hùng - nước vôi còn chưa ráo đã muốn sụp. Hiện đóng cửa không sử dụng được.
Hiện tượng người Bắc XHCN khống chế toàn bộ, làm chủ nhân ông mọi lãnh vực, chiếm hữu nhà cửa, phố xá thương mãi ở những khu thương mãi quan trọng nhứt - là một sự thật không thể chối bỏ. Cán bộ lớn đã trở thành những nhà tài phiệt đầy quyền lực - những ông chủ lớn giàu có nhứt lịch sử. Trong khi dân chúng miền quê - nhứt là miền Nam - ngày càng nghèo khổ, thất nghiệp kinh niên. Khoảng cách giàu nghèo càng lớn - đời sống cán bộ và dân chúng càng ngày cách biệt. Giàu thì giàu quá sức. Nghèo thì nghèo cùng cực.
Nhà văn - bác sĩ Hoàng Chính - gọi thời kỳ sau 75 là thời “Bắc thuộc”:
- “Năm Bắc thuộc thứ 2: Lưu vong tại quê nhà trong cái đói lạnh.
- Năm Bắc thuộc thứ 6: Cầu cho em nhỏ 10 tuổi đầu đủ cơm ăn giữa bầy thú hát điên cuồng chuyện thù oán.
- Năm Bắc thuộc thứ 12: Trong ngục thất quê hương ấy, có những bộ xương thôi tập khóc cười. “
Miền Bắc XHCN đem quân xâm chiếm miền Nam để khống chế nơi đó bằng sự đô hộ hà khắc và tinh vi.

BỘ MẶT THÔN QUÊ MIỀN NAM

Có nhìn tận mắt, nghe tận nơi, mới hình dung được khuôn mặt miền Nam sau 37 năm dưới chế độ cọng sản. Để được trung thực - người viết ghi những điều thấy và nghe - không bình luận - tại những nơi đã đi qua. Thôn quê miền Nam - những làng xóm gần tỉnh lỵ quận lỵ đã có điện. Những làng xã xa xôi hẻo lánh vẫn còn sống trong sự tăm tối. Đường sá có tu sửa phần nào. Đường mòn đi sâu vào thôn xóm được lót bằng những tấm dalle lớn (đường xóm Cái Nứa, Cái Chuối xã Long Mỹ, VL), xe Honda và xe đạp chạy qua được. “Cầu tre lắt lẻo”, cầu khỉ được thay thế bằng cầu ván, cầu đúc (vật liệu nhẹ). Cầu tiêu công cộng trên sông các chợ quận (Cái bè, Cái răng) nay không còn thấy nữa.

Nhà cửa dọc theo bờ sông Cần Thơ - chen vào những nhà gạch ngói, nhà tôn - còn nhiều nhà lá nghèo nàn. Tương tự như vậy - dọc theo bờ sông Long Hồ - một số nhà gạch nhỏ mới cất. xen kẻ những mái lá bạc màu. Vùng Trà ốp, Trà Cú (Vĩnh Bình), chợ Thầy Phó (Vĩnh Long) nhiều nhà gạch mới xây nhưng vẫn không thiếu nhà lá, nhà tôn. Đường mòn chạy sâu vào thôn xóm vẫn còn đường đất lầy lội vào mùa mưa nước nổi.
Hai bên đường xe chạy từ Mỷ Tho, Cao Lãnh, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Cần Thơ. Nhìn chung - có một sự thay đổi rõ rệt. Nhà cửa, hàng quán dầy đặc, động cơ ồn ào, người ta chen chúc. Cảm giác chung là ngột ngạt, khó thở. Những vườn cây xanh um bên đường đã biến mất hoặc thụt sâu vào trong, không còn thấy nữa. Không còn vẻ đẹp thiên nhiên ngày nào của vườn xoài cát sai hoằng, mát mắt vùng Cái Bè, An Hữu, vườn mận Hồng Đào chạy dài hàng mấy cây số ở Trung Lương.
Dưới sông - từ kinh Vỉnh Tế chảy dài ra sông Tiền Giang - hai bên bờ toàn là nhà sàn, phía sau chống đở sơ sài bằng những trụ cây tràm. Mỗi nhà hoặc 2, 3 nhà đều có cầu tiêu tiểu bắc phía sau.
Tắm rửa giặt giũ, múc nước lên uống, phóng uế - cũng cùng trên một dòng sông. Không có gì thay đổi. Làng Chàm còn gọi là chà Châu Giang cũng còn đó. Cũng nghèo như trước. Những chiếc ghe vừa dùng làm nhà ở, vừa là hồ nuôi cá. Basa, cá điêu hồng v. v. ở dọc bờ sông khá dài. Dường như ngành nầy hoạt động khá mạnh. Dọc trên những nhánh phụ lưu của 2 con sông Tìền và sông Hậu - người ta không còn thấy bóng dáng của những cô gái thướt tha trong chiếc áo bà ba và chiếc quần lãnh Mỷ A, chèo ghe tam bản, bơi xuồng như thời trước 75 nữa. Hỏi một ông già tên Ph. tại Cái Răng, được trả lời: “ Đi lấy Đại Hàn, Đài Loan hết rồi ông ơi! “ Tôi hỏi thêm: “ Các cô gái có nghe nhiều người bị gạt bán vào ổ mãi dâm, nhiều cô gái bị chồng bắt làm lao động khổ sai, bị ngược đãi, đánh đập. các cô gái nầy không sợ sao ông? - “ Biết hết - mấy cổ biết hết, báo Tuổi trẻ đăng hàng ngày. Nhưng cũng có những cô có chồng Đại Hàn, cho tiền cha mẹ xây nhà gạch. Cô khác thấy vậy ham. Phần nghèo, phần không có việc làm kinh niên. Họ liều đó ông. Biết đâu gặp may. “Câu chuyện gái Việt lấy chồng Đại Hàn, Đài Loan hiện không ai là không biết.
Tờ Tuổi trẻ - số ra ngày mùng 1 Tết năm Đinh Hợi - trong bài: “ Nỗi đau từ những con số”- có nói đến số phận của 65.000 phụ nữ đang làm vợ những ông chồng Đài Loan già, tàn tật đui mù, làm vợ tập thể cho cả gia đình cha lẫn con. Cũng do tờ báo nầy: “Tại một tổ chức kết hôn lậu, hàng chục cô gái đang “bày hàng” để 2 ông Hàn quốc tuyển chọn làm vợ và 118 cô gái khác đang nằm, ngồi, lố nhố chờ đến luợt mình “ Và cũng do tờ Tuổi Trẻ số phát hành ngày 25-04-2007, viết: “Hơn 60 cô gái, tuổi từ 18 đến 20 từ miền Tây Nam bộ lên Saigòn để dự tuyển. Các chàng rể Hàn Quốc được quyền soi xem kỷ, chú ý đến cả từng vết thẹo trên thân thể cô gái. Dich vụ môi giới hôn nhân lậu có chiều hướng gia tăng. Chỉ trong vòng nửa tháng mà Công An đã phát hiện 3 vụ môi giới hôn nhân trái phép ở quận 6, 10 và Tân Bình với gần 400 lượt cô gái hiện diện. Thậm chí - những cô gái được xe ôm chở tới địa điểm dồn dập gây náo loạn cả xóm”.
Người viết có lần lang thang trên đường Nguyễn tri Phương tìm quán ăn cơm trưa, có chứng kiến tại chỗ: Từng cặp trai gái lố nhố xếp hàng đôi trước cửa một trường học, để lần luợt vào trong. Hỏi một người trung niên lái xe Honda ôm, được anh trả lời: ‘ “Đó là những người con gái đi lấy chồng Đài Loan và Đại Hàn. Hàng bên trong là những đang làm thủ tục xuất ngoại theo chồng. Hàng bên ngoài là những người đang vào ký giấy hôn thú sau khi đã qua các cửa ải môi giới và thủ tục tuyển lựa”. Tôi nhìn kỷ các cô gái nầy tuổi rất trẻ khoản chừng 18 đến 20, đứng cặp với những anh Tàu già sồn sồn- có một người tàn tật. Không thấy có thanh niên trẻ. Nhìn cách ăn mặc và nghe họ nói chuyện - tôi đoán chừng họ đến từ miền Tây Nam Bộ. Đây là tổ chức môi giới chánh thức có giấy phép hành nghề.
Song song với tổ chức chánh thức, còn có một tổ chức “ môi giới hôn nhân lậu”- sự thật là một tổ chức buôn người, chuyên đi dụ dỗ trẻ em và gái, nói gạt là đi bán hàng hay đi làm việc tại các cơ xưởng ngoại quốc nhưng là để bán thẳng vào các ổ mãi dâm ở Kampuchia, Thái Lan, Ma Cau để nơi đây huấn luyện trẻ em làm nô lệ tình dục, các cô gái làm điếm, hoặc bán cho người Tàu bỏ tiền ra mua nô lệ. Tất nhiên là phải có sự tiếp tay che chở ăn chia của Công An. Nói là lậu nhưng thật ra là nhan nhãn xảy ra hằng tuần - thậm chí hằng ngày trước mặt dân chúng tại các quận Bình Thạnh, quận 11, Sàigòn.
Cho dù chánh thức hay lậu, hậu quả cũng gần giống nhau. Chánh thức thì có giấy phép, có công an làm thủ tục, chánh phủ thu tiền lệ phí. Lậu thì lén lút với sự che chở của Công An. Hậu quả gần giống nhau. Nhiều cô gái về làm vợ mấy tên Đài Loan, Đại Hàn bị ngược đãi, đánh đập tàn nhẫn - ban ngày làm nô dịch, ban đêm phục vụ tình dục rồi bán vào động mãi dâm lấy tiền gở vốn lại. (Trại cứu giúp nạn nhân của cha Hùng ở Đài Bắc là một bằng chứng) Còn lậu thì bán thẳng vào ổ điếm. Biết bao nhiêu thảm cảnh, biết bao nhiêu bi kịch thương tâm làm rúng động lương tâm nhân loại.
Cựu Quốc Trưởng Sihanouk không giấu được nỗi xót xa trước thảm cảnh người phụ nữ Miên làm vợ mấy thằng Tàu, lên tiếng kêu gọi họ trở về nước. Không thấy Việt Nam nói nửa lời!
Những cô gái nầy có biết những thảm kịch đau thương, những sự hành hạ, ngược đãi, đánh đập. nầy khi lấy chồng Đài Loan, Đại Hàn không? Có bị cưỡng bức, bị dụ dỗ hay tự nguyện? Cha mẹ có đồng ý hay cản trở? Nguyên nhân nào đã thúc đẩy họ dấn thân vào con đường hiểm nguy, tương lai mù mịt?
Trừ những trường hợp bị dụ dỗ qua đường dây buôn người - những người con gái này thật sự là họ TỰ NGUYỆN. Họ còn phải vay tiền mua sắm, ăn diện, hối lộ để đuợc giới thiệu. Nhưng nguyên nhân nào thúc đẩy họ đi lấy chồng Đài Loan, Đại Hàn?
Có thể có nhiều nguyên nhân phức tạp. Phó thường dân tôi chỉ đưa ra vài nhận định thiển cận như sau: Quá nhiều chương trình ngăn chống lũ lụt, chương trình công nghiệp hóa, đô thị hoá bừa bãi, không được nghiên cứu cẩn trọng, đất đai canh tác bị thu hẹp, Dân số gia tăng. Khối lượng đông đảo người miền Trung, Bắc XHCN tràn vào. Nông dân miền Nam thiếu đất canh tác. Các cô gái miền Tây quẩn bách vì không có việc làm kinh niên - cuộc sống vô vọng mịt mờ - có nhiều trường hợp bị thúc đẩy vì cha mẹ mắng nhiếc, đay nghiến khi so sánh con gái mình với cô con gái làng bên có chồng Đại Hàn mang tiền về xây nhà gạch cho cha mẹ. Và cũng vì hấp thụ một nền giáo dục của chế độ CS (sinh sau 75) - những người trẻ tuổi không có ý niệm về luân lý đạo đức cũ. thang giá trị bị đảo lộn nên họ không đặt nặng danh dự, sĩ diện như thời trước. Do vậy - khi bị dồn vào đường cùng họ đành đánh liều nhắm mắt đưa chưn. Nhưng động lực chánh là nghèo.
NGHÈO
Là nguyên nhân chánh đưa đẩy các cô gái miền Tây Nam Bộ đi lấy chồng Đại Hàn và Đài Loan… để hy vọng thoát khỏi cảnh đời cơ cực, vô vọng không lối thoát. Thế nhưng tại sao đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - vựa lúa nuôi sống cả nước - sau 32 năm dưới chế độ CS lại trở nên nghèo như vậy - nghèo hơn cả đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) ? Theo tiêu chuẩn nghèo từng vùng của Tổng cục thống kê Việt Nam - thì tỷ lệ ĐBSCL năm 1998: ĐBSC: 37%. ĐBSH: 29% . Năm 2002: ĐBSCL: 13 %. ĐBSH: 9%. (Nhà x. b Thống kê - Hànội, trang 13 - LVB trích dẫn) Dù theo tiêu chuẩn nào: tiền tệ (tính bắng tiền hay bằng gạo) - mức sống (bao gồm lương thực, nhà ờ, mức sống văn hóa) - ĐBSCL vẫn nghèo hơn ĐBSH - bởi lẽ khi nghèo về lương thực - thì khó có thể giàu về nhà ở và đời sống văn hoá.

Đó là cái nghèo mà anh Lâm văn Bé đã nhìn qua những con số có giá trị của những chương trình nghiên cứu thống kê khoa học. Và sau đây là cái nghèo miền Nam qua cái nhìn tận mắt, nghe tận nơi của người viết: Cái nghèo ở Việt Nam bao gồm cả thành thị lẫn thôn quê là cái nghèo thiếu trước hụt sau, ăn bữa sáng lo bữa chiều - cái nghèo của một nông dân, nhà dột nát. khi trời mưa lúc ban đêm, không có chỗ để nằm phải tìm một góc nhà, phủ cái mền rách lên người ngồi run cằm cặp, trước từng cơn gió lạnh buốt lùa vào căn nhà trống hốc… Cái nghèo của một người đi mượn tiền, muợn gạo. tới ngày hẹn không tiền trả. Cái nghèo của một thanh niên thất nghiệp, cha bị lao phổi không tiền mua thuốc nằm ho sù sụ, mẹ bơi xuồng đi bán bắp nấu không đủ gạo cho một đàn con 4 đứa, mũi dãi lòng thòng đang bốc đất cát chơi ngoài sân.
Tục ngữ bình dân có câu: Ít ai giàu 3 họ, khó 3 đời. - Có. Tôi quen biết ông Sáu S. làm nghề chày lưới. ở sông Long Hồ. Đời con là anh Tư Te tiếp nối nghề nầy: nghề đi nhủi tép. Và trên bờ sông Long Hồ năm nay (2011) tôi thấy vợ chồng một cậu thanh niên tên M. vừa cặp xuồng vào bến, đem miệng nhủi còn dính đầy rong rêu phơi trên mái nhà lá đã nhuộm màu thời gian bạc thếch. Hỏi thăm thì té ra là con của Tư Te. Đời ông nội - nghèo! Đời cha nghèo! Đời cháu cũng nghèo! Khó 3 đời đó. Cọng Sản đổi đời cho người giàu thành nghèo - không đổi đời cho người nghèo thành giàu. Người nghèo vẫn tiếp tục nghèo. Nói chung thì nông dân Việt Nam chiếm 85% dân số mà đất không đủ để canh tác - còn công nghiệp không có khả năng biến nông dân thành thợ thuyền. trong khi dân số lại gia tăng quá tải. Cho nên thất nghiệp không thể tránh. Nghèo là hiện thực. Tiến sĩ Lê đăng Doanh trong một bài phổ biến trên mạng, viết : “Nông dân đã nghèo, đất đã kém đi, nhưng mỗi năm thêm 1 triệu miệng ăn, lấy đâu ra mà ăn. Lao động vất vả mỗi ngày trên 8m2 đất thì lấy gì mà giàu có được? “


MIỀN NAM - 37 NĂM DƯỚI CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN
Kinh tế Việt Nam - trong đó có miền Nam - có chút tiến bộ - so từ thời kỳ bao cấp đến thời kỳ mở cửa. Nhưng chỉ là tiến bộ với chính mình. Đối với các nước khác trong vùng thì còn lẹt đẹt, cầm lồng đèn đỏ… Và điều quan trọng là sự phát triển nầy có đem lại phúc lợi cho dân chúng qua sự tái phân lợi tức quốc gia, để tài trợ các chương trình y tế, giáo dục (hiện nhiều người nghèo không có tiền đóng học phí bậc Tiểu học cho con) - các chương trình tạo công ăn việc làm, phát triển nông nghiệp, xây dựng hạ tầng cơ sở hay không? Hay là phát triển bằng những con số báo cáo rổng tuếch? Lợi tức tạo được đã bị cả hệ thống của những con virus tham nhũng đục nát cơ thể. Và hiện tại - muốn phát triển công nghiệp - nhà cầm quyền địa phương - theo lệnh Đảng - mở rộng khu công nghiệp, khu du lịch, đã quy hoạch lấy đất, phá mồ phá mả, chiếm nhà dân một cách bạo ngược. Lòng dân phẩn uất, kêu la than khóc. Oán hận ngút trời xanh! (19 Tỉnh miền Nam biểu tình khiếu kiện trước trụ sở quốc hội 2 Sàigòn). Như vậy có gọi là phát triển không?

KẾT LUẬN
- 37 năm nhìn lại:
Người ta thấy miền Bắc đã “giải phóng” dân Sàigòn ra khỏi đất đai, nhà cửa của họ. Họ phải rút vô hẻm, ra ngoại ô hay về quê bằng nhiều chánh sách khác nhau. “Giải phóng” miền ĐBSCL ra khỏi sự trù phú do thiên nhiên ưu đãi từ nhiều thế kỷ. “Giải phóng” quân nhân, viên chức chế độ cũ ra khỏi nhà, để đưa họ vào các trại tù cải tạo hoặc đẩy họ ra biển… “ Giải phóng” phụ nữ miền Tây, để họ được tự do đi làm “vợ nô lệ”, đi làm điếm ở Kampuchia, TháiLan.

- 37 năm nhìn lại:
Người ta thấy Việt Nam trở lại thời kỳ mua bán nô lệ như thời Trung cổ. Phụ nữ Việt Nam bị bán đấu giá trên E-bay Taiwan website (2010) - bị trưng bày trong lồng kính, cũng để bán đấu giá như một con súc vật ở Singapour (2011). Chỉ trong năm 2011 - có khoản 400.000 phụ nữ và trẻ em bị bán ra ngoại quốc. (Theo UNI CEF - LHQ và Bộ Tư Pháp Việt Nam)

- 37 năm nhìn lại:
Mượn lời nhà báo Claude Allegre, báo L’expresse ngày 29-8-2011: “Người ta không thể cho qua một cách im lặng những Khơ me đỏ, những trại tập trung ở Cambodia và những cuộc tàn sát man rợ ở đó. Và Việt Nam không được biết đến như là một chế độ nhân đạo hơn. Dưới cái cớ là dân tộc can đảm nầy đã chiến thắng các siêu cường quốc - người ta đi đến chỗ quên đi một nền độc tài đẫm máu đang thực thi trên xứ sở"

- 37 năm nhìn lại:
Miền Bắc XHCN rõ ràng đã thiết lập một nền đô hộ miền Nam - khắc nghiệt, tinh vi hơn cả thời Pháp thuộc.

Và điều quan trọng trên hết là Việt Nam đang đứng trước hiểm họa mất nước. Một trí thức Việt Nam lên tiếng cảnh cáo: “Việt Nam đang đứng trước hiểm họa mất nước. Mất cả đất đai, sông núi và dân tộc. Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh lẻ của Tàu." (Trích Người việt hải ngoại - Nguyễn văn Trấn)

PHÓ THƯỜNG DÂN

Hà Nội

Như Quỳnh / Người Đi Ngòai Phố

Như Quỳnh / Chuyện Tình Hoa Trắng 
Đường Xưa Lối Củ

NGÔ ĐÌNH LỆ THỦY, HỒNG NHAN MỆNH YỂU



Kim Thanh
 
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương  
(Đoạn Trường Tân Thanh)
 
Gửi thầy Đỗ Hữu Nghiêm, cựu JECU
Niên khóa 1962-63, tôi học năm cuối của chương trình Cử Nhân Giáo khoa Văn Chương Pháp tại trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Còn nhớ cùng lớp tôi lúc ấy có nhạc sĩ Hùng Lân, người hiền lành, dễ mến, như một thầy tu, thỉnh thoảng nổi hứng bất tử ngồi lén ghi nốt nhạc ngay tại chỗ, trong lúc thầy giảng bài. Có bà sơ Phạm Thị Nhâm, mà tôi thường hỏi mượn cua mỗi lần trốn học đi chơi, sau trở thành hiệu trưởng trường Nữ Thánh Tâm Nha Trang, và đã nhận ra tôi ngay khi vừa thấy tôi lò dò đến trường xin dạy. Có Đặng Tiến, da vàng ủng như người bị sốt rét kinh niên, tóc bờm xờm không chải, nói tiếng Pháp đặc giọng Quảng Nam, trước 75 ở phòng tùy viên Tòa đại sứ VNCH tại Thụy Sĩ, đào ngũ qua Pháp sống cho đến bây giờ, chuyên viết báo nịnh hót Cộng sản và phê bình gia văn chương có hạng. Có Đại úy Bộ Binh Ngô Văn Minh, sau lên chức Đại tá Tham mưu trưỏng Quân Đoàn III, Biên Hòa. Có Wang Seng, cô bạn Tàu, Bùi Thế Cần, Lương Thị Nga, Thái Thị Nhân, Lê Thị Bích, Thái Tuyết Lê, Lê Thị Ngọc Loan, và Irène Công Huyền Tôn Nữ Phụng Tiên  -đồng hương Nha Trang và đồng môn trong lớp Latin của M. Le Menn- tất cả đang ở Pháp. Có Nguyễn Nương Minh Châu, sau thành vợ Bác sĩ Đinh Hà, cả hai là cựu JECU (viết tắt của Jeunes Etudiants Catholiques Universitaires, Thanh Sinh Công Đại Học), đang sống rất thầm lặng tại một nơi nào trên đất Mỹ.
      Đầu niên học, từ lầu ba, tôi và Bùi Thế Cần (học giỏi nhất lớp, con của dân biểu Bùi Tuân, Huế) hay xuống lầu một, vào giảng đường Dự Bị, để tìm người quen giữa đám nai vàng ngơ ngác, hay đúng hơn tuyển mộ tân binh cho JECU. Lúc ấy, Cần là trưởng JECU Liên Trường, Nguyễn Ánh Tuyết (con trai), thư ký, còn tôi, trưởng Nhóm Văn Khoa Pháp. Một hôm, tôi thấy đứng trước cửa giảng đường một sĩ quan mang ba hoa mai bạc, đầu đội béret đỏ, tay cầm một xấp cua. Ông dáng cao gầy, vẻ tươi cười. Gặp ông, tôi khẽ gật đầu chào, và ông lịch sự chào lại. Có người cho biết, đó là Đại tá Cao Văn Viên. Mấy năm sau, ông lên tướng, trở thành xếp quá lớn của tôi, và lấy bằng Cử Nhân Pháp. Có kẻ xấu mồm nói, ông nhờ người đi học và đi thi thay cho ông. Tôi không tin. Vì ở Văn khoa Pháp, thầy cô không phát cua, phải vào lớp ghi chép hoặc mượn ai, và kỷ luật thi cử lúc bấy giờ khá gắt gao, ít sinh viên, lại phải thi oral, thầy trò biết mặt nhau hết, rất khó gian lận.
      Vào trong giảng đường, Cần và tôi ngồi lẫn lộn với đám tân sinh viên, nghe cha Cras giảng về Socrate và Hégel hay thầy Kiết dịch tiếng Pháp ra tiếng Việt mà phát mệt trở lại. Một hôm, chúng tôi thấy Yvonne Lan Hương, cô bạn trong JECU, học dưới một lớp, đang ngồi trò chuyện với một cô. Bèn sà đến. Yvonne giới thiệu, đây Thủy, Ngô Đình Lệ Thủy. Lần đầu gặp cô, chúng tôi không nói gì hơn ngoài vài câu xã giao thông lệ.
     Về sau, khi Lệ Thủy gia nhập JECU Văn khoa Pháp, tôi tiếp xúc với cô thường hơn, nhưng thường chỉ để thông báo ngày và chương trình họp của Hội. Cô có dáng thanh thanh, vẻ thùy mị, thông minh, ít nói, ít cười, đôi mắt linh hoạt, khuôn mặt hơi vuông, cằm hơi nhọn, tóc dày, cài bandeau trắng hoặc đỏ. Chúng tôi nói tiếng Pháp với nhau, cho nên bây giờ tôi không biết cô nói tiếng Việt ra sao, giọng miền nào. Đó là một điều mà sau gần nửa thế kỷ, già đi, nghĩ lại, tôi thấy “dị hợm”, mắc cỡ, mặc dù do thói quen, giống như các em Việt Nam hiện tại ở Mỹ nói chuyện bằng Anh ngữ, chứ chẳng vì “snobisme”, thời thượng, lòe thiên hạ. Lệ Thủy thường mặc váy đỏ, áo sơ mi trắng đi học, đôi khi cả đồng phục Thanh Nữ Cộng Hòa. Nói chung, cô khá đẹp, nhưng không lồ lộ, sexy như Irène, không tươi lộng lẫy như Lương Thị Nga. Một sắc đẹp trang nhã, đài các. Tôi để ý, cô ở đâu là luôn luôn có hai anh chàng gorilles (hộ vệ), giả dạng sinh viên, ngồi phía dưới, cách cô một dãy bàn, nhìn chòng chọc vào mọi người.
    JECU Văn Khoa Pháp lâu lâu ra một tờ Bản Tin (Bulletin), bằng tiếng Pháp, do Bùi Thế Cần, Ánh Tuyết, Minh Châu và tôi viết gần hết, vì không ai gửi bài. Trong đó, thỉnh thoảng có đăng một vài bài thơ tình lẩm cẩm của tôi, không đối tượng, chỉ là gửi gió cho mây ngàn bay, mà bây giờ tôi còn nhớ lõm bõm vài câu:
 
               Je veux tremper mes lèvres
               Dans l' eau pure de ton coeur
               Et émerger frissonnant
               D' une aube de lumière...
                (Anh muốn nhúng môi anh
               Vào nước tinh tuyền tim em
               Và bừng lên run rẩy
               Dưới ánh sáng bình minh…)
 
 hay những câu dịch của John Keats, hoặc Tennyson, đại khái:
 
               Ce n' est pas toi que je regrette
               C' est le rêve par toi brisé
               (Không phải em mà anh tiếc nuối
               Mà giấc mơ vì em vỡ tan) 
 
Lệ Thủy đọc xong, mày hơi nhíu, bảo tôi, nghiêm trang như một cô giáo la rầy học trò: "Je n' savais pas que tu es si romantique. Les poèmes d’amour, ça c’est vraiment beau, mais ils désespèrent aussi" (tôi không biết anh lãng mạn dữ thế. Những bài thơ tình hay thật, nhưng cũng làm người ta tuyệt vọng). Tôi khoát tay, ấp úng chối tội như ăn vụng bị bắt quả tang: “Un peu, oui, j’ n’ les ai faits que pour m'amuser. Rien de sérieux!” (Chút chút, đúng, tôi chỉ làm để chơi vui thôi mà. Không có gì quan trọng!).
Lệ Thủy không bao giờ đến CLB Phục Hưng để họp, ngoại trừ một lần, tôi nhớ, tham dự thánh lễ đầu tháng cho toàn JECU do cha Pineau cử hành, rồi về ngay sau lễ. Chúng tôi chỉ gặp nhau tại giảng đường Propédeutique, trong giờ nghỉ giải lao, năm sáu đứa ngồi cuối phòng, có khi tại bàn của Lệ Thủy, thảo luận, hay trao đổi vài thông tin cần thiết. Hai anh chàng gorilles, chắc đã được báo trước, đứng xa xa hút thuốc, để chúng tôi yên.
   
Một ngày thứ bảy, JECU Liên Hội tổ chức đi thăm trại cùi và nhà thương điên Chợ Quán. Mỗi người góp mười đồng, làm chi phí lặt vặt, và ăn trưa. Số tiền không nhỏ, hơn ba tô phở vào thời ấy, đối với ngân quỹ khiêm tốn của sinh viên còn lãnh lương cha mẹ. Lệ Thủy đưa cho tôi một trăm đồng, trước mặt Cần, nói là tiền của “maman cho Hội”, nhưng “tiếc là Thủy bận việc bên Thanh Nữ Cộng Hòa, không đi với tụi toa được”.  Tôi nhận tiền, cám ơn, rồi nói nhỏ vào tai Cần: “Như thế cũng hay. Có Thủy tham gia, hai  gorilles phải theo, phiền phức, mà trông ngứa mắt lắm!”
      Hôm ấy, tất cả chúng tôi, khoảng bốn chục người, chia nhau lên hai xe buýt, tuyến đường Chợ Bến Thành-Trần Hưng Đạo. Hoặc tự túc, có xe hơi riêng, như hai chị em Anh Thư, Hạp Thư, hay “đại ca” Dược sĩ Hoàng Ngọc Tuệ. Tổ y tế gồm các sinh viên Y khoa, trang bị ống nghe và túi cứu thương, do Đinh Hà hướng dẫn, làm công tác khám bệnh, phát thuốc. Tổ ăn uống do Rosa điều động. Tổ văn nghệ gồm một cây guitare và một số ca sĩ mầm non, do các cô bên Dược phụ trách, trong số có Yvette Trương Tấn Trung, đang ở Pháp. Bùi Thế Cần làm tổng tư lệnh, Nguyễn Ánh Tuyết phụ tá.
       Đầu tiên chúng tôi thăm nhà thương điên. Toàn đàn ông. Vài ông, tóc dài rũ rượi, biểu diễn nhiều màn rất… điên, như xé áo xé quần, rú lên những tràng cười kinh dị, khiến các cô sợ quá, mặt mày tái mét. Nhưng đa số hiền lành đứng nhìn chúng tôi đi qua, vẻ thẫn thờ, ngây dại. Tôi cười, chào, hỏi thăm, họ vẫn vô cảm. Rồi cả toán chuyển sang thăm trại cùi. Thói quen nghề nghiệp, Đinh Hà phát sẵn mấy chai alcool, để tùy nghi. Bệnh nhân rất đông, sống theo khu, gồm cả con nít, trông rất tội nghiệp. Tôi không lạ với cảnh này, vì gần xóm tôi ở Nha Trang, khu Lạc Thiện, cũng có một trại cùi do các tu sĩ dòng Franciscains sáng lập và đảm nhiệm, nhưng lúc ấy tôi còn nhỏ, chỉ là một khán giả bàng quan, đi ngang tò mò đứng nhìn vào qua những vòng rào kẽm gai dày. Bây giờ, lần đầu tiên có dịp thấy tận mắt những thân hình gầy còm, lở lói, những bàn tay, bàn chân co quắp, hoặc mất ngón, những cặp mắt mờ đục, mù lòa. Và lòng dâng tràn một niềm cảm thương vô hạn. Tổ y tế bắt đầu khám, phát thuốc cho những bệnh nhân cùi bị cảm cúm, đau đầu, sổ mũi, do trưởng trại giới thiệu, yêu cầu. Các cô tập họp những cháu bé lại, phát kẹo, tập chúng hát theo nhịp đàn guitare của Nguyễn Ánh Tuyết, vỗ tay, rồi cười lớn tiếng với nhau. Vài cháu chưa bị nhiễm bệnh, mặt mày trông rất sáng sủa, thông minh, phải theo sống chung với cha mẹ.
 
        Tháng sáu 1963, mãn trường. Bùi Thế Cần, Nguyễn Nương Minh Châu đậu Cử Nhân liền một khi. Tôi rớt oral chứng chỉ Văn chương Quốc âm, bắt buộc cho sinh viên Văn khoa Pháp-Anh, vì trong buổi thi vấn đáp với giáo sư Vương Hồng Sển tôi không nhớ Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị ông nào theo Tây, ông nào chống Tây, và đem thơ ông này cắm vào cằm ông kia. Với giáo sư Bửu Cầm, kết quả còn tệ hơn, tôi không biết chiết tự bốn câu thơ chữ Nôm của thi sĩ Tuy Lý Vương, đứng chịu chết như Từ Hải, nhìn thầy cười cầu tài. Phải thi lại hai môn vấn đáp này. Còn những nàng tiên nga “trong đám xuân xanh ấy”, mà tôi đã kể tên ở trên, chưa có ai “theo chồng bỏ cuộc chơi”, như trong thơ Hàn Mặc Tử, nhưng đã lần lượt đi du học Pháp một cách lặng lẽ từ năm thứ hai, thứ ba. Cần ra Huế, tôi về quê Nha Trang, dạy tại Collège français môn Việt văn cũng nhờ cái chứng chỉ Văn chương Quốc âm khó ác ôn ấy.
        Không bao giờ tôi gặp lại Lệ Thủy, đã biến mất, từ ngày cô tặng JECU chúng tôi một trăm đồng. Tôi biết cô cũng đã đậu Propédeutique, qua bản niêm yết dán trước của trường, với tên chính thức, đầy đủ: Anne-Véronique Ngô Đình Lệ Thủy, sinh năm 1945. Chiến sự mỗi ngày leo thang. Khủng hoảng chính trị gia tăng. Sinh viên và Phật tử xuống đường hàng ngày. Cảnh sát dàn chào với dùi cui, lựu đạn cay. Những tờ báo chui chửi thậm tệ chế độ. Làm tôi rất quan tâm vì, qua Lệ Thủy, cảm tình của tôi với cụ Diệm rất sâu nặng, không như một vài bạn JECU khác. Tôi lờ mờ hiểu rằng thế nào bàn tay lông lá của người Mỹ cũng đã nhúng vào nội bộ Việt Nam. Nhưng tôi tin tưởng và cầu mong cụ Diệm sẽ vượt qua hết như lần đảo chánh hụt 1960. Thời gian sau đó, nhiều biến cố xảy ra, dồn dập. Lựu đạn nổ tại đài phát thanh Huế. Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu. Nữ sinh viên Quách Thị Trang biểu tình bị cảnh sát bắn chết tại chợ Bùng Binh Sài Gòn. Rồi đảo chánh. Ngày 2/11/1963, nghe tin hai anh em cụ Diệm bị giết, ba tôi chảy nước mắt và trong giờ kinh tối ba bắt cả nhà đọc thêm kinh cầu hồn cho hai cụ. Còn tôi tự nhiên thấy buồn vô hạn, suốt mấy bữa, mặc dù chưa hề lãnh được một tí ơn mưa móc nào từ chế độ.
Lúc ấy Lệ Thủy đang ở ngoại quốc với mẹ trong chuyến công du giải độc. Liền sau đảo chánh, các phản tướng chia nhau tiền thưởng của CIA, nhảy đầm thả giàn, phá bỏ các ấp chiến lược. Báo chí, sách vở (của anh chàng Hoàng Trọng Miên nào đó chẳng hạn) mở chiến dịch bôi nhọ gia đình họ Ngô, và bà Nhu, Lệ Thủy cũng bị dính miểng. Nào là bà Nhu có một chiếc ghế khích dục, trong dinh Độc lập, nhưng sự thật đó chỉ là chiếc ghế làm răng thường thấy trong phòng nha sĩ. Nào là ông Nhu bất lực. Nào là bà Nhu tư tình với cụ Diệm, với ông tướng này, ông tướng nọ. Nào là Lệ Thủy có nhiều bồ, kể cả một anh người Nhật, Lệ Thủy thất tình, học Văn Khoa, chỉ ghi danh, không đến lớp mà cũng có bằng, v.v… Tôi đọc và thấy buồn nôn. Vô lý quá, vậy mà dân chúng ít học hoặc quá khích vẫn tin, thế mới kỳ lạ. Thì cũng giống như dân quê miền Bắc mười mấy năm sau, đã ném đá vào sĩ quan cải tạo chúng tôi một cách thật tình, nguyền rủa chúng tôi là “quân mọi rợ giết người, ăn thịt con nít, hiếp dâm phụ nữ.”  
       Công việc và đời quân ngũ làm tôi quên Ngô Đình Lệ Thủy. Kỷ niệm với JECU những ngày có cô cũng dần phai theo thời gian.
 
2. Cho đến đầu năm 1967. Bốn năm sau. Tôi được tăng phái cho Tiểu đoàn 4/44 Bộ Binh trong chiến dịch Bình Định Nông Thôn tại quận Thiện Giáo (Ma Lâm cũ), nổi tiếng nguy hiểm, thuộc tỉnh Phan Thiết. Ngày đi hành quân tìm địch, qua các thôn xóm, đêm đóng quân ven rừng, mắc võng giữa hai thân cây nằm nghe tiếng đại bác ầm ì xa xa, nhìn hỏa châu từng hồi loé sáng trên ngọn Tà Dôm, mà thương cho kiếp lính tráng nay đây mai đó, trực diện cái chết cận kề. Một buổi trưa, tôi đang nói chuyện với ông Đại úy Tiểu đoàn trưởng, một viên đạn rít ngang nón sắt, cách đầu tôi một đường tơ, xuyên ngay cổ binh nhất H., mang máy truyền tin PRC 25 đứng gần đó, làm anh gục chết tại chỗ. Tên du kích bắn sẻ vụt bỏ chạy, bị lính Tiểu đoàn rượt theo và lãnh trọn một tràng carbine, phơi thây. Một người lính, bà con của H., giận dữ chửi thề và muốn xẻo tai tên này để trả thù, tôi phải khuyên ngăn mãi, mới thôi. Cảnh tượng quá thảm cho bên này, bên kia. Tôi nghĩ thêm, những người lính chiến miền Nam, hơn ai hết, là những người thực sự yêu chuộng hòa bình, và vì yêu chuộng hoà bình họ phải hy sinh mạng sống đánh đuổi giặc xâm lược từ Miền Bắc. Nếu phải chống đối chiến tranh thì họ mới là những người có quyền lên tiếng trước tiên, chứ không phải những anh làm thơ, làm nhạc ấm ớ ở hậu phương, sợ chết, trốn quân dịch, núp bóng các ông sĩ quan văn phòng cao cấp mê văn nghệ, để mà gào thét ngưng chém giết, nối vòng tay lớn, tay nhỏ. Rồi tại sao lại phản chiến một chiều? Tại sao không ra Bắc kêu gọi Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp ngưng gây hấn và tấn công miền Nam? Tại sao chỉ to mồm lên án miền Nam là nơi đã cho họ cơm ăn, áo mặc, tự do sáng tác, tự do phản bội? Bao nhiêu câu hỏi cứ lẫn quẫn trong tôi, cho mãi đến hôm nay, khi những dòng nhạc dòng thơ góp phần làm mất nước ấy vẫn còn được yêu chuộng, mê man, và các tác giả được thổi bằng ống đu đủ lên tận mây xanh.
 
      Trở lại với Ngô Đình Lệ Thủy. Một ngày cuối tuần và cuối tháng 4, 1967, tôi cùng với vài sĩ quan bạn được phép lên Phan Thiết, cách Thiện Giáo khoảng mười lăm cây số, để nghỉ xả hơi qua đêm, và nhậu bia. Tại quán bánh căng “còn ướt sền sệt”, chúng tôi gọi mỗi người hai tô, mỗi tô hai mươi lăm cái, đổ đầy nước mắm, ăn cho bõ những bữa cơm sấy, đồ hộp ngán đến tận óc. Tôi mua một tờ nhật báo, và giật mình đọc tin Lệ Thủy đã chết trong một tai nạn xe hơi tại Pháp, chính xác tại Longjumeau, vùng Essonne, ngoại ô Paris. Chết tại chỗ. Lúc ấy cô vừa hai mươi hai tuổi. Bài báo kể, ban đêm, cô lái xe nhỏ và bị một camion ngược chiều húc thẳng, đầu xe của cô nát bấy. Sau này, đọc trên tờ Time, số Friday April 21, 1967, thấy cũng đăng đúng tin ấy.
     Mặc dầu tình cảm của tôi đối với cô, và ngược lại, chưa bao giờ thắm thiết, gắn bó, đong đầy, đủ để những giọt lệ trào dâng chan chứa, như trong mắt nàng kỹ nữ Tầm Dương làm đẫm vạt áo xanh của người Giang Châu Tư Mã thuở trước, tôi vẫn thấy bàng hoàng, xao xuyến. Tôi bỏ dở bữa nhậu đã bao lâu chờ đợi, ngồi thừ người, nghĩ đến những kỷ niệm thời sinh viên, JECU, những buổi họp, những bài thơ tình lẩm cẩm và lời phê bình nặng ký của cô, một trăm đồng “maman cho”. Đêm về, qua cửa sổ khách sạn, tôi nhìn trời xanh thẳm không gợn mây và nửa mảnh trăng mới mọc vàng úa trên ngọn núi Tà Dôm mà nhớ câu thơ của Mạc Đĩnh Chi khóc nàng công chúa Tàu: 
Y! Vân tán, tuyết tiêu / Hoa tàn, nguyệt khuyết
(Ôi! Mây tản, tuyết tan / Hoa tàn, trăng khuyết).
 
3. Hai tháng sau, tôi được lệnh thuyên chuyển đi Qui Nhơn. Tôi đáp chuyến bay Air VN đến Sài Gòn trước, dự trù ở chơi vài hôm, rồi về Nha Trang nghỉ phép một tuần, trước khi ra Qui Nhơn đáo nhậm đơn vị mới. Hành trang là túi ba lô và cây carbine đeo vai, cây Colt bên hông, và bộ quân phục mặc trên người. Trong chuyến bay có một số sĩ quan trẻ từ các đơn vị tác chiến về, cũng trang bị tận răng như tôi, báo hại các cô tiếp viên phải gom hết súng lại, đem cất đi một nơi phía sau phi cơ. Tại phi trường Tân Sơn Nhất, đang đứng chờ taxi, tôi bất ngờ thấy Thái Tuyết Lê cũng từ chuyến Air France xuống. Tôi hỏi dồn:
      - Tuyết Lê phải không? Toa về từ Pháp? Không ai đón sao?
      - Không, moa không báo trước ngày giờ, muốn dành ngạc nhiên cho gia đình.
     Tuyết Lê, người Huế, cựu JECU mặc dầu ngoài Công giáo, là em bà chủ tiệm kem Phi Điệp, chợ Bến Thành-Trần Hưng Đạo, du học Pháp từ năm thứ ba Văn Khoa. Tay bắt mặt mừng, tôi mời Tuyết Lê đi chung chuyến taxi về thành phố. Trong xe, Tuyết Lê nhìn tôi đăm đăm, tấm tắc khen, “toa trông đen, nhưng có vẻ nam nhi, hùng dũng, khác với hồi còn là thư sinh.” “Dĩ nhiên, tôi vênh mặt đáp, bắt chước nghệ sĩ Hùng Cường, lính mà em!” Cả hai cùng cười vui.
     Câu chuyện xoay quanh bạn cũ bên đó, bên này, và tôi được biết Irène Phụng Tiên học ở Grenoble, quê hương của Stendhal, tác giả mà tôi yêu mến từ thời còn học tại Jean-Jacques Rousseau. Rồi cái chết của Ngô Đình Lệ Thủy. Đổi sang tiếng Pháp, để tài xế taxi không nghe hiểu, Tuyết Lê kể:
      - Tại Paris, tụi moa có đi viếng xác Lệ Thủy và dự lễ cầu hồn và đưa nó ra nghĩa trang. Đầu Lệ Thủy bị kính trước cắt gần lìa cổ. Khi liệm, được khâu lại và quàng bằng chiếc khăn lụa màu thiên thanh, trông mặt nó đẹp quá, thanh thản như một thiên thần. Bà Nhu từ Rome bay sang, ôm xác con mà khóc ngất, khiến tụi moa cũng khóc theo. Chiếc xe bị nạn là chiếc Peugeot còn mới do Tổng giám mục Ngô Đình Thục mua cho Lệ Thủy. Tài xế xe poids lourd không việc gì cả, bị thẩm vấn qua loa, rồi cho về.
     Tôi hỏi:
      - Lệ Thủy học môn gì ở Paris?
      - Trường Luật.
      - Tụi toa có gặp Thủy lần nào trước đó?
      - Thỉnh thoảng. Thủy vẫn gentille (dễ thương) như trước kia.
      Tôi bỗng thở dài:
      - Tội nghiệp nó quá! Đúng là hồng nhan bạc phận!
Xe ngừng trước tiệm kem Phi Điệp. Tuyết Lê giành trả tiền, mời tôi vào chơi, ăn kem.
Nhưng tôi thoái thác, “thôi, toa mới về, cần gặp gia đình, để dịp khác”, rồi vác túi ba lô và cây súng lững thững bước đi, gọi xích lô chở về nhà ông bác họ ở đường Nguyễn Trãi.
 
4. Nếu còn sống, năm nay Lệ Thủy cũng đã 66 tuổi. Quá khứ xa rồi, nhưng khi ngồi viết bài này, tôi vẫn thấy lòng bồi hồi, bởi kỷ niệm. Tôi vẫn nhớ lời cô “la rầy” tôi một lần về những bài thơ tình làm tuyệt vọng. Và hôm nay tôi sửa lại câu thơ ngày đó:
 
                  C’est bien toi que je regrette
                  Ce n’est pas le rêve par toi brisé
                  (Chính em mà anh tiếc nuối
                  Không phải giấc mơ vì em vỡ tan)
 
     Nhưng trong một nghĩa nào, vì mang bệnh kinh niên lãng mạn, tôi nghĩ rằng mỹ nhân Ngô Đình Lệ Thủy mất sớm như vậy cũng hay. Để không bao giờ cho thế gian thấy tóc mình bạc màu.
 
 
Portland, 1/2011